7 nhiệm vụ cốt lõi khi kinh doanh quán cà phê

mở-quán-cà-phê
  1. Nghiên cứu!
  2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
  3. Đặt tên thương hiệu cho quán cà phê
  4. Đầu tư vào thiết bị và chuẩn bị nguồn cung nguyên vật liệu
  5. Tập hợp một đội đáng tin cậy
  6. Xây dựng chiến lược marketing

1. Nghiên cứu!

Tất nhiên, điều quan trọng là bạn phải có hiểu biết vững chắc về những gì sẽ phải làm khi mở quán cà phê. Khoảng 20% ​​các quán cafe nhỏ không thể sống qua được năm đầu tiên theo nhìn nhận chung của chúng tôi.

Một lý do quan trọng nhất là không có kế hoạch định hướng cụ thể hoặc có thì định hướng sai tầm nhìn. Vậy phải nhìn nhận ở góc độ nào? Khi chuẩn bị mở quán cà phê, bạn cần xác định các tiêu chí sau:

2. Khách hàng mục tiêu là ai?

‘Thị trường không có nhu cầu’ là một trong những lý do phổ biến nhất khiến các công ty khởi nghiệp thất bại, tất nhiên không riêng gì ngành đồ uống F&B. Nhiệm vụ đầu tiên và cực kỳ quan trọng là bạn phải xác định được khách hàng của mình sẽ là ai!

Để xác định khách hàng mục tiêu là ai thì có thể nghiên cứu dựa trên một số tiêu chí nhân khẩu học chẳng hạn như vị trí, tâm lý học, hoặc nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Khi xác định được khách hàng là ai, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như, ‘Họ có thể trả bao nhiêu tiền cho một cốc cà phê?’, ‘Họ có muốn mua một món ăn nhanh kèm không?’…

Quán cà phê nên đặt ở đâu?

Việc lựa chọn vị trí của bạn đáng được cân nhắc nhiều vì nó có ảnh hưởng đáng kể đến một số khía cạnh liên quan đến sự tồn tại hàng ngày của quán:

  • Khi xem xét một địa điểm, rõ ràng khả năng tiếp cận khách hàng dễ dàng là tiêu chí quan trọng nhất;
  • Đảm bảo sự cạnh tranh. Trong trường hợp đã có một quán cà phê nổi tiếng rồi thì người tiêu dùng trong khu đó thường sẽ không có nhiều nhu cầu với quán cà phê mới. Trong TH sự cạnh tranh ở mức độ có thể chấp nhận được, hãy đảm bảo sự cạnh tranh đó không liên quan tới an ninh và các vấn đề phức tạp khác ngoài kinh doanh.

3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh của bạn là chiến lược hoạt động để quán cà phê có nhiều khách hàng, bước này có nghĩa là bạn phải xác định được mục tiêu kinh doanh lâu dài.

Thông thường, kế hoạch kinh doanh được xây dựng dưới dạng mô tả chi tiết về hướng đi của quán:

  • Mô tả công ty;
  • Kỳ vọng tài chính;
  • Dự báo bán hàng;
  • Chiến lược tiếp thị;
  • Phân tích thị trường.

4. Đặt thương hiệu cho quán

Đầu tiên là xác định mô hình quán cà phê bạn muốn mở, thông thường ở VN thì quán cafe hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh là chính thay vì thành lập công ty TNHH, cổ phần… để hạn chế các thủ tục hành chính phức tạp có liên quan.

Do đó, việc đặt tên thương hiệu cho quán gắn liền với cái tên của quán là chính, vì thế cái tên cực kỳ quan trọng với một quán cafe. Đặt tên cho quán phải qua nhiều giai đoạn và hết sức cần thiết, vì nó chính là nhận diện thương hiệu tốt nhất của một quán cà phê và cũng là dấu hiệu xác định rõ định hướng kinh doanh của quán.

Để đặt tên cho quán thành công, hãy đọc chi tiết ở đây.

5. Đầu tư thiết bị máy móc và nguyên vật liệu

Dụng cụ

  • Cà phê
  • Ly cà phê
  • Ống hút
  • Bình cà phê
  • Món ăn nhẹ
  • Đồ dùng vệ sinh

Thiết bị

Để quyết định chính xác những gì quán cà phê cần thì hãy dựa vào nhu cầu sử dụng để làm ra sản phẩm (bao gồm máy móc và dụng cụ, nguyên liệu) và những dụng cụ vệ sinh chưa bao gồm nội thất.

Để xác định các thiết bị cần có của một quán cà phê, vui lòng xem chi tiết tại đây.

6. Tập hợp một đội đáng tin cậy

Ban đầu thì bạn sẽ không muốn thuê nhiều nhân viên hơn khả năng chi trả của mình đâu. Mặt khác, bạn cũng muốn chắc chắn rằng những nhân viên bạn đang thuê là những người làm việc chăm chỉ và có thái độ phục vụ tốt vì họ có ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc của quán.

Đừng ngại thuê những nhân viên có ít kinh nghiệm vì thêm một chút đào tạo sẽ tạo cho họ động lực làm việc ở một môi trường mới, điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai.

Những kỹ năng lý tưởng mà một nhân viên giỏi cho quán bao gồm:

  • Đi làm đúng giờ
  • Kỹ năng giao tiếp vững chắc
  • Sự khiêm nhường
  • Có động lực và tận tâm.

Nhân viên cũng là bộ mặt của quá, nhìn nhận này sẽ giúp bạn đánh giá sự quan trọng của đội ngũ nhân viên của mình: Họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, làm ra sản phẩm cho khách hàng.

Bạn tham khảo

7. Xây dựng chiến lược marketing

Marketing là một môi trường quảng bá năng động và phức tạp nhưng bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng cần nó, thậm chí chỉ là thương hiệu. Đối với một quán cà phê, đây là một số định hướng hữu ích để bắt đầu:

1. Tờ rơi

Hình ảnh trực quan là một cách thu hút mọi người trong khu vực kinh doanh quán cafe của bạn chú ý nhiều hơn về quán. Tờ rơi và Voucher chính là một cách hiệu quả để truyền bá hình ảnh đầu tiên của quán.

2. Truyền thông Social

Trong xã hội ngày nay, mạng xã hội là một công cụ quan trọng, các kênh đó bao gồm Facebook, Youtube, Google và các kênh mua bán vận chuyển online như foody, now, grabfood, beamin….

Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn?

Bí kíp kinh doanh quán cafe đạt hiệu quả nhất hiện nay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
注册Binance
注册Binance
1 tháng trước

Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://accounts.binance.com/ES_la/register?ref=T7KCZASX

Bài viết liên quan

Sự thật về máy định lượng 2 ngăn: Giải pháp “ổn định chất lượng” đồ uống cho quán của bạn

Ổn định trong chất lượng đồ uống đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Đã bao giờ bạn gặp tình huống: khách quen phàn nàn vì ly trà sữa hôm nay nhạt hơn hôm qua, hay giờ cao điểm nhân viên quá tải khiến đồ uống làm ra không đúng ý khách? Những vấn đề này đều bắt nguồn từ sự bất ổn trong quy trình pha chế thủ công.
Giải pháp cho những vấn đề này nằm ở sự xuất hiện của máy định lượng 2 ngăn đường và sữa Promax PA-S24 – trợ thủ đắc lực giúp chủ quán không chỉ tối ưu hóa quy trình vận hành mà còn đảm bảo chất lượng đồng nhất cho từng ly đồ uống.

Xem thêm
Trang chủ
Sản phẩm
Giỏ hàng
Liên hệ